Hướng tới việc đảm bảo an toàn giao thông,ườiđiềukhiểnôtônéđonồngđộcồnbịxửphạtnhưthếnàthẩm mỹ viện kangnam hạn chế tối đa các trường hợp người điều khiển ô tô xe máy sử dụng rượu bia, lái xe gây tai nạn… Thời gian gần đây, lực lượng Cảnh sát giao thông tại nhiều tỉnh, thành phố tăng cường thường xuyên các chốt kiểm sát phương tiện giao thông, kiểm tra nồng độ cồn.
Tuy nhiên, trong quá trình các đội Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ, vẫn có không ít trường hợp người điều khiển ô tô từ chối hoặc còn có thái độ, hành vi bất hợp tác đối với việc đo nồng độ cồn.
Theo quy định, không phải người điều khiển phương tiện ô tô xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ mới bị xử phạt, ngay cả hành vi từ chối hoặc còn có thái độ, hành vi bất hợp tác đối với việc đo nồng độ cồn theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông cũng sẽ bị xử phạt.
Ngoài việc bị phạt tiền, các tài xế từ chối đo nồng độ cồn còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe. Cụ thể, khoản 10, điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: "Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô thực hiện một trong các hành vi như điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ"
Cùng với việc bị phạt tiền, người từ chối đo nồng độ cồn còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.
Trường hợp với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (bao gồm xe điện, cùng các loại xe tương tự xe môtô, xe gắn máy) từ chối đo nồng độ cồn sẽ sẽ bị phạt 6 - 8 triệu đồng. Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 - 24 tháng theo quy định tại điểm g, khoản 8 và điểm g khoản 10, điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng không chấp hành đo nồng độ cồn, chế tài được áp dụng căn cứ điểm b, khoản 9 và điểm e, khoản 10 điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Theo đó, trường hợp này tài xế sẽ bị phạt tiền 16 - 18 triệu đồng khi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 22 - 24 tháng.